Đi đền Ông Hoàng Bảy cầu gì? Toàn bộ thông tin nên biết

Bạn đã bao giờ thắc mắc khi đi đền Ông Hoàng Bảy cầu gì để có thể mang lại nhiều tài lộc, phú quý chưa? Hãy cùng Taxi Nội Bài 360 tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc giúp bạn nhé!

Vào các dịp lễ tết, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng sẽ dành ra thời gian để đi lễ cầu may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Đền Ông Hoàng Bảy (hay còn gọi là Ông Hoàng Bẩy) là cái tên không còn xa lạ với mọi người khi nhắc đến chốn linh thiêng này. Cứ hàng năm, hàng trăm hàng nghìn con người tìm đến đây vì danh tiếng của ông thần này vang danh khắp cả nước. Vậy bạn đã thật sự biết về thân thế của Ông Hoàng Bảy này chưa ? Theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi /taxinoibai360.vn sẽ cho bạn biết thêm kiến thức về Ông Hoàng Bảy và kinh nghiệm đi lễ đền Ông Hoàng Bảy nhiều thuận lợi và may mắn.

Xuất thân của ông thần Hoàng Bảy có gì bí ẩn?

Ông Hoàng Bảy là cái tên được xuất hiện khá phổ biến trong câu chuyện tâm linh của mọi người khi có ý định đi lễ bái vào những dịp lễ tết. Được biết đến là một vị thánh thần trong tín ngưỡng đạo Mẫu nên người dân rất tôn kính và cung phụng. Ông Hoàng Bẩy đứng hàng vị thứ Bảy trong Thập Vị Quan Hoàng, mọi người sẽ thường thấy vị thần thánh này hay về ngự đồng tại các ngôi đền thiêng liêng nhằm ban phát tài lộc, công danh cho các con dân của ngài. Nhờ những công lớn mà vị thần này mang lại, các con dân đã rất tôn kính và lập đền thờ. Hằng năm, cứ vào đúng dịp lễ, hàng trăm hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về dâng lễ bày tỏ lòng thành với vị thần mong có được một cuộc sống suôn sẻ. 

Theo lệnh của vua cha, ông Hoàng Bảy đã giáng thế trở thành người con trai thứ bảy của dòng họ Nguyễn. Thời Cảnh Hưng ( năm 1740-1786 ), vào cuối triều Lê, nhân dân nước ta rơi vào cảnh lầm than, cơ cực, đói nghèo, lang bạt khắp nơi và không có nơi sinh sống làm ăn.  Tất cả những khó khăn đó xuất phát từ sự quấy nhiễu vô cùng của giặc, chúng xâm lược ở vùng Quy Hóa ( nay thuộc tỉnh Yên Bái và Lào Cai).

Triều đình lúc bấy giờ đang bị vào tình thế cấp bách không thể ngồi yên, với chí lớn và tấm lòng thương dân vô hạn, ông Hoàng Bảy đã đưa quân đuổi đánh giặc dọc theo bờ sông Hồng. Cả đội quân dưới sự chỉ huy bài bản đã giành được Khẩu Bàn (ngày nay là Bảo Hà) và xây dựng căn cứ tại chính nơi đó.

Sau khi giành được thắng lợi đầu tiên, ông Hoàng Bảy cùng đội quân chiêu mộ thêm những binh lính xuất thân là người dân địa phương cùng đứng lên đấu tranh tiến đánh vùng Lào Cai và giải phóng thành công theo đúng như kế hoạch ban đầu.

Với đầu óc, tư duy sáng tạo, nhiều chiến lược đấu tranh, ông Hoàng Bảy cùng đoàn quân dân ta đã thắng lợi bảo vệ được vùng biên giới bị quân giặc phương Bắc cho quân đánh sâu.

Tuy nhiên, chưa kịp hân hoan với tài nghệ của ông, sau lần tướng giặc Tả Tủ Vàng xâm lược nước ta lần nữa thì đã cướp đi tính mạng của vị thần này. Xác của ông trôi theo con suối dạt vào vùng đất Bảo Hà, người dân vô cùng thương tiếc với sự hy sinh của tướng sĩ có tài và thương dân này, sau này triều Nguyễn đã truy phong cho ông danh hiệu là “Trấn an hiển quốc” và sắc phong “Thần Vệ Quốc”. 

Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì

Xem thêm : Thuê xe 4 chỗ Quảng Ninh giá tốt, chỉ từ 800K

Một vài nét chính về ngôi đền thờ Ông Hoàng Bảy?

Để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến vị tướng sĩ an dũng, kiên định bảo vệ biên cương tổ quốc, đền thờ Ông Hoàng Bảy được xây dựng ở nhiều nơi trên nước ta. Tuy nhiên, để nói về hai trong số các ngồi đền thiêng nhất thì phải kể đến Đền Bảo Hà – Lào Cai và Đền Đá Thiên – Thái Nguyên, nơi được đông đảo nhân dân đến thắp hương và cầu lễ hàng năm.

Đền Bảo Hà – Lào Cai

Lịch sử hình thành và kiến trúc: 

  • Vùng đất Bảo Hà được mệnh danh là nơi ghi dấu ấn đặc biệt của Ông Hoàng Bảy vì chính nơi đây là nơi vị thần giải phóng đem lại cuộc sống yên bình cho người dân. Nơi đây được tương truyền là nơi chôn cất ông khi hi sinh.
  • Người dân vùng này thường đến thắp hương và góp công xây dựng một ngôi đền nhỏ nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Ngôi đền trước đó được gọi là đền Ông, sau này du khách thập phương đến gọi là đền Bảo Hà.
  • Trước tài năng và tấm lòng nhân hậu của ông Hoàng Bảy, ngôi đền trở thành di tích lịch sử, uy nghi, rộng lớn và rất linh thiêng thu hút đông đảo người đến thành tâm kính lễ. 
  • Ngôi đền với kiến trúc cổ điển gồm: cổng tam quan, nhà khách, sân đèn, phủ chúa Sơn Trang, Cung Cấm, Cung cộng đồng, Cung nhị, Tọa Đại Bái,…
  • Tiến vào phía trong đền là khu vực thờ chính, ngoài tượng Ông Hoàng Bảy còn có các pho tượng của Đức Vua Cha, Tam Toà Thánh Mẫu, Đức Thánh Trần, ông Hoàng Đông,…
  • Lễ hội Đền Bảo Hà (tức ngày giỗ của Ông Hoàng Bảy) thường được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch, là ngày hội thu hút đông đảo du khách và nhân dân trong vùng đến dâng hương hành lễ, thành tâm xin lộc về sức khỏe, kinh doanh thuận lợi.
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì

Đền Bảo Hà – Thái Nguyên 

Lịch sử hình thành và kiến trúc:

  • Một số giả thuyết cho rằng quê gốc của ông Hoàng Bảy là ở Thái Nguyên xưa.
  • Nhờ có công giúp dân trong khai hoang, lập ấp, chăn nuôi …. đền Bảo Hà ở Thái Nguyên được lập ra để thờ thủ lĩnh của vùng.
  • Đền Hoàng Bảy Đá Thiên, Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên là nơi thờ Quan Hoàng Bảy trong tứ phủ, linh ứng từ Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
  • Ngoài ra, một số những công trình kiến trúc khác cũng được xây dựng thêm tại đền như Lầu thờ Đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng quan Nam Tào – Bắc Đẩu, Động Sơn Trang hình quả núi thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, Tam Tòa chúa bói, Tứ Phủ Thánh Chầu và các Thánh Cô Sơn Trang.
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì

Di chuyển lên đền Bảo Hà bằng phương tiện gì ?

Di chuyển bằng xe máy

Đường di chuyển tới đền Bảo Hà bằng xe máy cũng khá ngoằn ngoèo, dành cho những người có tay lái chắc và nhiều kinh nghiệm đi đường. Hãy lựa cách chinh phục này nếu bạn là người thích sự trải nghiệm và khám phá . Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai cấm xe máy chính vì vậy bạn cần đi theo tuyến quốc lộ 70 và quốc lộ 32, cả quãng đường rơi vào khoảng 360km.

  • Tuyến quốc lộ  32: Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc theo quốc lộ 32 tới thành phố Yên Bái – đi theo đường tỉnh lộ DT136 lên tới đền Bảo Hà.
  • Tuyến quốc lộ  70: Hà Nội – Vĩnh Phúc – thành phố Việt Trì – đi thẳng lên Đoan Hùng Phú Thọ – hỏi đường quốc lộ 70 đi qua thành phố Yên Bái – đi theo đường tỉnh lộ DT136 lên tới đền Bảo Hà.

Di chuyển bằng ô tô cá nhân

Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được xây dựng đưa vào sử dụng nên việc di chuyển từ đã thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn bao giờ hết. Hiện nay , đa phần mọi người di chuyển đi đến đền Bảo Hà lễ đều chọn cách đi bằng ô tô cá nhân để được chủ động, thoải mái về giờ giấc hơn so với đi những phương tiện công cộng. Ngoài ra đi ô tô cá nhân sẽ giúp ta biết thêm được các cung đường và an toàn hơn so với các cách di chuyển khác.

  • Xuất phát điểm đầu tại Gia Lâm, ta cần phải rẽ lên cầu Thanh Trì và chạy thẳng về hướng sân bay Nội Bài. Sau khi qua trạm soát vé trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài sẽ có biển chỉ vào cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Nhập làn vào cao tốc cần đi khoảng 240km sẽ thấy có biển chỉ vào đền Bảo Hà (chỉ đi thêm khoảng 2km).
  • Xuất phát từ các điểm khác bạn hãy tìm đường tới cao tốc Nội Bài – Lào Cai sau đó đi thẳng tới Km197 (nút giao 16) thì vòng lên cầu vượt để rẽ trái, qua trạm thu phí thì rẽ trái tiếp đi khoảng vài cây số là đến Bảo Hà.

Di chuyển bằng xe khách

Để thuận tiện theo lịch trình của bạn không cần phụ thuộc vào bất kỳ ai, thì hiện nay nhiều hãng nhà xe đã cho ra mắt dịch vụ xe khách đi từ Hà Nội – Bảo Hà vô cùng nhiều. Bạn có thể bắt xe khách giường nằm đi từ bến xe Mỹ Đình – Bảo Hà trong khoảng 3h30p, với giá vé vào khoảng 200.000 đồng. Hoặc nếu bạn cần không gian tĩnh lặng và chủ động hơn thì nên chọn dịch vụ  xe Limousine ít chỗ ngồi đưa đón tận nơi, giá vé khoảng trên 250.000 đồng.

Di chuyển bằng tàu hỏa

Tàu hoả cũng là một lựa chọn phổ biến của người dân du lịch khi họ có thời gian nghỉ dưỡng kéo dài. Khi Đi tàu hoả bạn có thể dừng chân tại ngay ga Bảo Hà và chỉ cần bắt  thêm 1 chuyến xe ôm là có thể ra được đền Bảo Hà. Khi di chuyển bằng tàu hoả bạn chỉ mất khoảng 6 tiếng trên tàu là có thể được được ga Bảo Hà khá nhanh chóng và thuận tiện. Giá vé dao động từ 290.000 – 400.000 đồng.

Sắm lễ ông Hoàng Bảy đầy đủ gồm những lễ vật gì?

Thường vào những ngày lễ quan trọng trong năm người dân sẽ nô nức kéo nhau tới dâng hương và xin lộc. Tuy nhiên , bạn có thể đến vào bất kỳ ngày nào trong năm khi có dịp đi qua. Hãy chú ý những ngày lễ sau để có thể ghé thăm đền Bảo Hà và đón nhận không khí đông đúc, linh thiêng nhất nhé. 

  • Lễ thượng nguyên (Rằm tháng giêng)
  • Lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch)
  • Ngày giỗ chính của ông vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm
  • Lễ Tết muôn (Tết tất niên)

Đi lễ tại đền ông Hoàng Bẩy bạn cần chuẩn bị đồ dâng hương và vàng mã. Chúng ta tùy theo kinh tế , tài chính và nhu cầu có thể sắp lễ như sau để tỏ lòng thành tâm: Lễ mặn: Xôi, thịt lợn/thịt gà cúng; Lễ chay: Bia, rượu, nước ngọt, nước khoáng, cau trầu, hoa quả, oản, vàng mã, ngựa, áo, mũ và hia của Ông Hoàng Bảy màu xanh lam hoặc tím chàm. 

Với nhu cầu đi lễ ngày càng cao tại đền Bảo Hà, trong khu vực xung quanh đền ngày càng xuất hiện nhiều dịch vụ trọn gói chuẩn bị đầy đủ đồ lễ. Vậy nên bạn không cần phải lo lắng khi không có thời gian chuẩn bị kịp lễ.

Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì?
Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì?

Đi lễ ông Hoàng Bẩy bạn nên cầu gì để mang lại may mắn, tài lộc?

Theo quan niệm của những người đi trước có câu “ Cầu tài Ông Bảy – Cầu quan Ông Mười”, vậy nên phần nào cũng nói được mục đích đi đến đền ông Hoàng Bảy để cầu xin tài lộc về cho gia chủ. 

Người dân nô nức truyền tai nhau về sự thiêng liêng của đền ông Hoàng Bảy. Họ thường đến để cầu mong việc buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, êm xuôi, làm đâu trúng đó. Những người làm về kinh doanh buôn bán, bất động sản thường rất hay tổ chức các buổi dâng lễ để mong rằng gặp nhiều thuận lợi trong công việc. Bên cạnh đó, không chỉ cầu tài lộc, nhiều người vẫn thường đến đây để cầu lộc, cầu bình an và cầu cho gia đình êm ấm, yên bình, thuận buồm xuôi gió.

Những lưu ý khi đi lễ tại đền Ông Hoàng Bảy

Nhắc đến đền chùa không thể không nhắc đến sự linh thiêng, việc giữ ý trong không gian thờ cũng là điều đặc biệt cần lưu ý đối với tất cả mọi người. Vậy khi đi lễ tại đền ông Hoàng Bẩy mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đặt hết lòng thành tâm của mình khi đến đền.
  • Giữ thái độ tôn kính, nghiêm trang không đùa cợt.
  • Có ý thức chấp hành các quy định được thông báo tại đền.
  • Khi lễ cần kêu cầu gia tiên chu đáo, chi tiết.
  • Cần đi đến nơi về đến chốn, không nên tạt ngang dọc ngoài mục đích đi lễ đền.
  • Nên chuẩn bị đầy đủ đồ dâng lễ, chọn đồ ngon nhất , tươi nhất. Không ham đồ rẻ kém chất lượng.
  • Hạ lễ khi hương đã cháy được ⅔.
  • Không nên đặt tiền lẻ khắp nơi khi đi lễ.
  • Không nên tham cầu khi đến dâng lễ tại bất kỳ đâu.

Xem thêm : Dịch vụ thuê xe du lịch tại Quảng Ninh giá rẻ nhất thị trường

Qua bài viết trên, xe taxi Nội Bài 360 đã mang đến cho bạn một số lưu ý khi có ý định tham quan và đến dâng lễ tại đền Bảo Hà (đền ông Hoàng Bảy). Hy vọng bạn đọc theo dõi và nắm được thông tin về ông Hoàng Bảy cũng như đi đền ông Hoàng Bảy nên cầu gì để mang lại nhiều điều tốt đẹp. Cảm ơn đã theo dõi bài viết trên của /taxinoibai360.vn. 


    Loại xe

    Chiều đi

    Ngày Đi

    Thời Gian

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *