Chủ xe cần lưu ý gì khi đăng kiểm xe ô tô điện

Theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/3/2022 ô tô điện sẽ được miễn lệ phí trước bạ. Do đó nhiều chủ xe đã nhanh chóng thực hiện đăng ký và đăng kiểm ô tô điện để được hưởng trọn vẹn ưu đãi. Đối với chủ xe lần đầu tham gia kiểm định ô tô điện cần nắm được thủ tục và quy trình đăng ký. 

Thực hiện đăng kiểm ô tô điện sớm chủ xe nhận được nhiều ưu đãi 
Thực hiện đăng kiểm ô tô điện sớm chủ xe nhận được nhiều ưu đãi

1. Các loại giấy tờ cần thiết khi đăng kiểm ô tô điện

Đăng kiểm ô tô điện bắt buộc phải thực hiện tại trung tâm kiểm định hợp pháp, khi đó giấy chứng nhận kiểm định mới được cơ quan chức năng công nhận. Khi có nhu cầu thực hiện đăng kiểm ô tô điện, chủ xe cần chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại đơn vị đăng kiểm. Trong hồ sơ yêu cầu những loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe hoặc hẹn cấp đăng ký.
  • Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (áp dụng với xe sản xuất, lắp ráp mới trong nước) khi thực hiện đăng kiểm lần đầu.
  • Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường  (bản chính) đối với xe cơ giới mới cải tạo.
  • Thông tin đăng nhập tại trang quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chủ xe sẽ được phép thực hiện kiểm định tại cơ sở ngoài đơn vị đăng kiểm, cụ thể:

  • Xe hoạt động tại vùng biển đảo.
  • Xe hoạt động trong khu vực cần được đảm bảo về an toàn, an ninh, quốc phòng. 
  • Xe tham gia hỗ trợ chống thiên tai, dịch bệnh.

Lúc này, tổ chức/cá nhân cần có văn bản đề nghị nêu rõ lý do, địa điểm thực hiện kiểm định ô tô điện, kèm theo danh sách xe và gửi tới đơn vị đăng kiểm để chuyển đổi. 

Chủ xe chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại đơn vị đăng kiểm 
Chủ xe chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại đơn vị đăng kiểm

2. Quy trình thủ tục đăng kiểm ô tô điện

Thủ tục đăng kiểm ô tô điện tương tự như xe xăng, đồng thời chủ xe ô tô điện được phép thực hiện kiểm định tại đơn vị đăng kiểm và ngoài đăng kiểm. Khi tham gia đăng kiểm, chủ xe cần thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ có thẩm quyền để tối ưu thời gian. Cụ thể trình tự kiểm định ô tô điện trong và ngoài đơn vị đăng kiểm như sau:

  • Bước 1: Chủ xe tiến hành nộp hồ sơ tại đơn vị đăng kiểm từ ngày 23 – 30 vào tháng cuối của mỗi quý, đồng thời xin cấp ấn chỉ kiểm định tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp yêu cầu bổ sung ấn chỉ kiểm định, chủ xe cần hoàn thiện giấy tờ trong vòng 15 ngày.
  • Bước 2: Trường hợp sử dụng xe để kinh doanh vận tải, chủ xe cần thực hiện thêm bước khai báo vào phiếu theo dõi hồ sơ.
  • Bước 3: Đơn vị kiểm định tiếp nhận hồ sơ và thẩm định thông tin. 
  • Bước 4: Đơn vị kiểm định thực hiện đánh giá xe gồm các bộ phận: tổng quát, phần trên/dưới của ô tô, phanh và trượt ngang, hệ thống lưu trữ pin, hệ thống RESS (nếu có). Ô tô điện sẽ được bỏ qua bước kiểm tra hệ thống khí thải và bảo vệ môi trường do sử dụng năng lượng từ pin.
Ô tô điện tham gia kiểm định được đánh giá tổng quát tất cả bộ phận trên xe 
Ô tô điện tham gia kiểm định được đánh giá tổng quát tất cả bộ phận trên xe

3. Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp khi đăng kiểm ô tô điện

Đối với chủ xe lần đầu tham gia đăng kiểm ô tô điện thường có nhiều khúc mắc. Những giải đáp dưới đây sẽ giúp chủ xe tự tin và có sự chuẩn bị chu đáo nhất trước khi đưa xe đi kiểm định. 

3.1. Chủ xe có thể đăng kiểm ô tô điện ở đâu?

 Điều 5 Thông tư 16/2021 quy định về địa điểm đăng kiểm ô tô như sau:

  • Chủ phương tiện có thể lập hồ sơ và tham gia kiểm định (bao gồm bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ) tại tất cả đơn vị đăng kiểm trên cả nước.
  • Trường hợp chủ xe sinh sống tại những địa điểm đặc biệt (khu vực biển đảo) và xe hoạt động trong các khu vực cần được bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng hoặc xe thực hiện nhiệm vụ cấp bách  không thể đưa tới đơn vị đăng kiểm sẽ được phép thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm.
Chủ xe ô tô điện có thể thực hiện kiểm định xe tại tất trung tâm đăng kiểm trên cả nước
Chủ xe ô tô điện có thể thực hiện kiểm định xe tại tất trung tâm đăng kiểm trên cả nước

3.2. Các loại chi phí cần đóng khi đăng kiểm ô tô điện

Khi tham gia kiểm định ô tô điện nói chung và xe VinFast nói riêng, chủ sở hữu phương tiện phải chi trả những loại phí bắt buộc sau:

  • Phí kiểm định ô tô điện: 240.000 VNĐ/xe
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm định: 100.000 VNĐ/lần/xe 
  • Phí bảo trì đường bộ: 1.560.000 VNĐ/năm

3.3. Chủ xe đăng kiểm ô tô điện khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, chu kỳ kiểm định của ô tô điện và xăng chở người đến 9 chỗ và không kinh doanh vận tải như sau:

  • Ô tô mới chưa qua sử dụng: 30 tháng
  • Ô tô có thời hạn sản xuất 7 năm: 18 tháng
  • Ô tô có thời hạn sản xuất từ 7 – 12 năm:  12 tháng
  • Ô tô có thời hạn sản xuất trên 12 năm: 6 tháng
Chủ xe cần thực hiện đăng kiểm ô tô điện theo thời hạn quy định của pháp luật 
Chủ xe cần thực hiện đăng kiểm ô tô điện theo thời hạn quy định của pháp luật

3.4. Có cần xuất trình bảo hiểm nhân sự không?

Theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT (sửa đổi bổ sung Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT), từ ngày 1/10/2021, khi tham gia đăng kiểm ô tô điện (gồm lần đầu và định kỳ) tại các trung tâm đăng kiểm, chủ xe không cần xuất trình bảo hiểm dân sự. Tuy nhiên, khi lưu hành trên đường, chủ xe vẫn cần mang theo bảo hiểm dân sự. 

Từ  1/10/2021 chủ sở hữu ô tô điện không cần xuất trình bảo hiểm dân sự khi thực hiện đăng kiểm xe
Từ  1/10/2021 chủ sở hữu ô tô điện không cần xuất trình bảo hiểm dân sự khi thực hiện đăng kiểm xe

3.5. Chủ xe có thể ủy quyền đăng kiểm ô tô điện hộ không?

Chủ xe không được phép uỷ quyền cho người khác đi đăng kiểm ô tô điện thay. Việc tham gia kiểm định ô tô điện là yêu cầu bắt buộc đối mà mọi chủ sở hữu phải thực hiện để xe được phép tham gia giao thông và tiến hành kinh doanh vận tải.

3.6. Hình thức xử lý khi chậm đăng kiểm ô tô điện?

Căn cứ theo khoản 5 và 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức phạt đối với chủ xe chậm đăng kiểm ô tô điện như sau:

  • Thời gian dưới 01 tháng: Chủ xe có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
  • Thời gian chậm từ trên 01 tháng: Chủ sở hữu phải nộp phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

3.7. Đăng kiểm ô tô điện với xe chạy xăng, dầu khác nhau như thế nào?

Theo quy định rõ tại Phụ lục II, Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, điểm khác biệt duy nhất khi thực hiện đăng kiểm ô tô điện so với xe chạy xăng/dầu ở công đoạn kiểm tra khí thải. Theo đó, ô tô điện vận hành bằng hệ thống pin, không tạo ra quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ, không tạo ra khí thải gây hại mại môi trường. Thay vào đó, ô tô điện sẽ phải kiểm tra hệ thống pin, động cơ điện và sạc. 

Ô tô điện không phải trải qua quá trình kiểm tra khí thải như xe vận hành bằng nhiên liệu hoá thạch 
Ô tô điện không phải trải qua quá trình kiểm tra khí thải như xe vận hành bằng nhiên liệu hoá thạch

Đăng kiểm ô tô điện là việc làm bắt buộc và phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Ngoài chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi kiểm định, chủ sở hữu ô tô điện cần tìm hiểu quy định về thời hạn, chi phí đăng kiểm, đối tượng được phép đưa xe đi kiểm định,… để hạn chế bị xử phạt. 

Khách hàng quan tâm tới mẫu ô tô điện VinFast VF5 Plus có thể truy cập trực tiếp vào website VinFast để tham khảo các thông số và giá bán. Đặc biết, Quý khách có thể tham gia đặt cọc xe VF 5 Plus  sớm để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn của VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.

Email chăm sóc khách hàng: support.vn@vinfastauto.com

Website: https://vinfastauto.com/vn_vi


    Loại xe

    Chiều đi

    Ngày Đi

    Thời Gian

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *