Top 10 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội


    Loại xe

    Chiều đi

    Ngày Đi

    Thời Gian

    Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chùa linh thiên, được nhiều người ở khắp nơi trên đất nước tìm đến mong muốn thành tâm cầu mong may mắn, tình duyên, sức khỏe cho gia đình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Top 10 ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội cổ kính, đẹp được nhiều nhiều ghé thăm nhất nhé!

    1. Phủ Tây Hồ

    Phủ Tây Hồ là ngôi đền linh thiêng ở Hà Nội, ngồi đền được thờ công chúa Liễu Hạnh. Người tìm đến ngôi đền này để cầu tài lộc đầu xuân năm mới. Xum quanh Phủ Tây Hồ có rất nhiều hàng quán bán Tết hoặc các dịp lễ bán các món ngon như: bún ốc, bánh… . Với vẻ ngoài nguy nga, đồ sộ, thiết kế chạm trổ tinh xảo , có 3 lối vào. Kiến trúc chính của Phủ Tây Hồ gồm 3 nếp Tam tòa thánh mẫu, Điện Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, Phương Đình, Tiền Tế,… Nổi bật nhất ở phủ là bức đại tự khắc ” Thiên tiên trắc giáng” và bức hoàng phi : Mẫu nghi thiên hạ” những bức này bày tỏ lòng chân thành, kính trọng đối với công chùa Liễu Hạnh và nhân dân ở đây.

    Bạn sẽ bị chìm đắm trước vẻ đẹp ở đây với phủ chính rộng lợn được xây dựng tỉ mỉ.  Mặt trước là cửa tam quan 2 tầng, có dòng chữ ‘ Tây Hồ hiển tích”. Phần thờ được chia làm 3 tầng với 3 nếp của tam quan, lớp 1 là thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp 2 là thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Lớp 3 là câu đối của Công chúa Liễu hạnh “Tây Hồ Phong Nguyệt”. Sâu trong phủ, là 3 pho tượng nữ thần để báo đáp công ơn của 3 vị mong cho chúng sinh được đầy đủ, no ấm, tượng cao với nét mặt sáng, đôi mắt tinh anh như ban phước lành và may mắn đến cho mọi nhà.

    Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

    Phủ Tây Hồ
    Phủ Tây Hồ

    Xem thêm: Những kinh nghiệm đi du lịch Phú Quốc mà bạn nên biết

    2. Chùa Quán Sứ

    Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 ở thời vua Lê Thế Tông là ngôi chùa hồn thiêng ở Hfa Nội, là trụ sở Trung ương hội Phật Giaso Việt Nam. Ngôi chùa được xây nhằm tiếp đón các sứ thần đến Thanh Long vì các sứ thần đều sủng bái đạo Phật nên dựng lên ngôi chùa nằm cạnh Quán Sứ  để có điều kiện hành lễ.

    Tam quan của chùa Quán Sứ có 3 tầng, ở giữa là lầu chuông, tiếp đến là một sân rộng, lên tiếp 11 bậc là tới chánh điện có hình vuông và hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng lớn, thếp vàng lộng lẫy. Ở trong cùng, được thờ 3 vị Tam thế Phật. Gian phải thờ Lý Quốc Sư với 2 thi giả, gian bên trái thờ Đức Ông và Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.

    Vào bên trong sân chùa là thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Các câu đối trong chùa hầu hết được viết bằng chữ quốc ngữ, Phân viện Nghiên Cứu Phật học văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng được đặt ở đây.

    Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

    Chùa Quán Sứ
    Chùa Quán Sứ

    3. Chùa Trấn Quốc

    Chùa Trấn Quốc là nơi linh thiêng được người dân, phật tử đến viếng thăm, với địa hình đẹp ngoài việc thành tâm lễ phật có thể ngao du phong cảnh ở đây. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, nhiều tượng Phật, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa Trấn Quốc trước có tên là chùa Khai Quốc,được xây vào năm 541 thời Tiền Lý. Sau chùa được đổi tên chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với mong muốn giúp dân xua đi thiên tai, đem lại bình yên cho người dân.

    Chùa được xây theo kiến trúc Phật Giáo gồm có 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối thành hình chữ Công. Nhà Tiền đường hướng Tây, phía sau nhà Tam bảo. Nhà thiên hương và Thượng điện có 2 dãy hành lang nằm 2 bên. Phía sau Thượng điện là gác chuông. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện có 14 tấm bia mang giá trị lịch sử và văn hóa.

    Địa chỉ: Đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

    Chùa Trấn Quốc
    Chùa Trấn Quốc

    4. Đền Quán Thánh

    Đền Quán Thánh còn được gọi là đền Trấn Vũ. Với vị trí đẹp nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và Quán Thánh nhìn sang là Hồ Tây. Đền được các du khách khắp nơi tới. Đền có bức tượng thờ thần Huyền Trân Trấn Vũ rất đẹp và độc đáo, quả chuông đồng trên gác tam quan.Đến trước cổng đền bạn sẽ bị ấn tượng nowie 4 cột trụ hình phượng hoàng và 2 bên là bức bình phong cổ. Xum quanh là các câu đối đỏ. Bước vào trong đền bạn sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp cổ kính, phong cách kiểu TRung Quốc.

    Điểm nổi bật và ấn tượng nhất là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen cao gần 4m và nặng 4 tấn .Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần đã nhiều đánh đuổi ngoại xâm giúp người dân được sống bình yên. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền uy nghiêm nhưng hiền hậu, bình thản với đôi mắt nhìn thẳng.

    Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

    Đền Quán Thánh
    Đền Quán Thánh

    5. Chùa Hà

    Chùa Hà được biết đến là ngôi chùa cầu tình duyên, được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông (1054 – 1072).Chùa Hà Hà Nội được chia thành từng khu riêng có ban thờ Phật, thờ Thánh Mẫu riêng. Chùa Hà thờ rất nhiều vị thần phật như Đức Ông, Đức Thánh Hiền cùng các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu. Các vị thần này mang đến sự bình an, thuận lợi cho đường tình duyên.

    Có rất nhiều người kể lại về câu chueyejn đôi nam nữ cầu duyên tại Chùa Hà được toại nguyện và hạnh phúc bên nhua tới già, hoặc những người không có người yêu, đến Chùa Hà cầu duyên 1 tháng sau về có người yêu. Cũng vì vậy mà lan truyền từ người này đến người kia, từ nơi này qua nơi khác nên ngày càng có nhiều người tìm đến chùa Hà để cầu xin tình duyên.

    Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    Chùa Hà
    Chùa Hà

    6. Chùa Phúc Khánh

    Chùa Phúc Khánh hay chùa Sở được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988. Với kiến trúc cổ kính, thanh tịnh được rát nhiều người iwr tứ phương đến làm lễ giải hạn, cầu mong bình an, phước lành. Chùa có kiến trúc thờ Phật, có bàn thờ Mẫu. Tam quan mở 3 cửa ở giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn. Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau Tam quan là sân chùa.

    Phật điện gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường có 5 gian, có 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện rồng vàng). Vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài Cúc điệp, tùng hạc, liên áp… Hậu cung gồm 3 gian. Ở Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế.

    Địa chỉ: Số 382 phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

    Chùa Phúc Khánh
    Chùa Phúc Khánh

    7. Chùa Bia Bà La Khê

    Khu di tích Đình – Chùa – Bia Bà La Khê được xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Theo truyền thuyết, Đình thờ 2 vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa (gọi là nhị vị đại vương)  giúp dân trừ ác và có nước để cày cấy, chăn nuôi.

    Khuôn viên của đình rộng 8000m2. Đình quay theo hướng Nam,xum quanh có giếng nước . Năm 1997 đã sửa nhà đại bái và năm 2002 tu sửa trung cung và hậu cung đình. Trong khu di tích đình Bia Bà có Bia Bà và Bia Thánh Sư, 28 sắc phong của các triều đại Quân chủ Việt Nam. Bia Bà thờ Bà Trần Thị Hiền – Hoàng phi đời Vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) sinh năm 1511 và mất 16 tháng 11 năm 1538 (năm Mậu Tuất). Bà là người hiền đức có công cống hiến với triều đình nhà Mạc.

    Bia Thánh sư thờ 10 vị người Trung Hoa đời Minh dạy nghề lụa, đó là ông: Lý Công, Trang Công, Trần Công… Đến đời nhà Nguyễn được sắc phong Dực Bảo Tôn Thần. Bia Bà và Bia Thánh Sư là di tích lịch sử văn hóa quý. Đình Bia Bà – La Khê được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1998.

    Địa chỉ: làng La Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Chùa Bia Bà La Khê
    Chùa Bia Bà La Khê

    8. Chùa Hương

    Hay còm gị là Chùa Hương Tích được xây dựng vào cuối thể kỷ 17, sau đó kháng chiến chống pháp bị hủy hoại, được khôi phục lại vào anwm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân. Có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò. Là 1 công trình độc đáo, tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông. Chùa Chính là một động đá thiên nhiên, lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782).

    Lễ hội chùa Hương kéo dài tới tháng ba và có khối lượng du khách xa gần từ khắp các nơi về dự lễ hội rất đông .

    Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

    Chùa Hương
    Chùa Hương

    9. Chùa Bà Đá

    Chùa Bà Đá được xây dựng vào năm 1056 còn có tên gọi khác là: Linh Quang Tự, Sùng Khánh Tự. ;Là 1 ngôi chùa nhỏ có cảnh đẹp và nhiều bức tượng gỗ, được người dân đến cầu bình an và may mắn.

    Được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa, chùa Bà Đá là nơi đặt trụ sở của Thành hội Phật Giáo Hà Nội. Chùa Bà Đá tên chữ là Linh Quang tự lọt thỏm trong ngỏ hẻm thông ra phố Nhà thờ. Mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Tiền đường được xây dựng theo kiểu chữ nhất, trung đường chữ đinh nối liền với nhau tajao nên 1 khối vuông vắn, không gian thoáng đẹp. Điểm đặc biệt của ngôi chùa là mái hiên, trên cột được khắc họa tiết tinh xảo, miêu tả cảnh bốn mùa và tứ quý.

    Địa chỉ: Số 3 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Chùa Bà Đá
    Chùa Bà Đá

    10. Chùa Kim Liên

    Chùa Kim Liên có kiến trúc gỗ được chạm khắc độc đáo, uy nghiêm. Chùa có diện tishc rộng, không gian yên tĩnh, người dân thường đến đây cầu may mắn,bình yên.

    Tam quan mang một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Một hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên.

    Bố cục của chùa bao gồm một trục đối xứng từ tam quan đến nhà Tổ. Từ tam quan đi vào một khoảng sân dẫn vào ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ “tam”, thứ tự từ chùa Hạ, chùa Trung quay mặt về hướng Tây đến chùa Thượng quay mặt về phía Đông. Ba lớp chùa nối với nhau bằng tường gạch để trần có trổ cửa sổ tròn lồng chữ nhà Phật.

    Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

    Chùa Kim Liên
    Chùa Kim Liên

    Xem thêm: 10 làng nghề truyền thống Hà Nội nổi tiếng


      Loại xe

      Chiều đi

      Ngày Đi

      Thời Gian

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *